Nhiên liệu hóa thạch là gì? Ưu nhược điểm của nhiên liệu hóa thạch

Được phát hiển và sử dụng phổ biến trong hàng ngàn năm nay, nhiên liệu hóa thạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên, do tính chất gây ô nhiễm môi trường cũng như nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch ngày một cạn kiệt mà việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày một ít dần. Vậy nhiên liệu hóa thạch là gì? Chúng có ưu nhược điểm ra sao? Cùng vien nen go AT tìm hiểu về những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé:
 

Nhiên liệu hóa thạch là gì?

Về cơ bản, ta có thể hiểu nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành qua quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây khoảng hơn 300 triệu năm, các nguyên liệu này chứa hàm lượng carbon và hydrocarbon cao. Tùy vào môi trường và điều kiện phân hủy mà các nhiên liệu hóa thạch có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các dải chất dễ bay hơi với tỷ số carbon hydro thấp như methane đến dầu hỏa dạng lỏng và cuối cùng là các chất không bay hơi chứa toàn carbon như than đá.
Các nhiên liệu hóa thạch được gọi là các tài nguyên không có sự tái tạo bởi trái đất phải mất hàng trăm triệu năm để tạo ra chúng trong khi con người tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ được tạo thành. 

Ưu nhược điểm của nhiên liệu hóa thạch

 

Là một nguồn nhiên liệu quan trọng trong quá trình phát triển của thế giới hiện nay, nhiên liệu hóa thạch cũng có nhiều ưu, nhược điểm. Một số ưu, nhược điểm quan trọng của nguồn nhiên liệu hóa thạch:
 
Ưu điểm      Nhược điểm
     
  • Nhiên liệu hóa thạch là một nguồn năng lượng rẻ tiền và sẵn có
  • Năng lượng phát ra từ nhiên liệu hóa thạch khá lớn
  • Thời gian khai thác nhanh, dễ sử dụng
  • Có vai trò quqan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp toàn thế giới
 
  • Không có sự tái tạo
  • Nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kệt dần
  • Tăng lượng khí thải carbon dioxit trong môi trường từ đó tạo nên những cơn mưa axit, khói bụi, ảnh hưởng tới đồng ruộng, ô nhiễm nguồn nước ngầm, suối...
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Với ưu, nhược điểm trên, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển và tìm ra những nguồn nhiên liệu tự nhiên khác có khả năng tái tạo và mang lại nhiều ảnh hưởng tốt cho môi trường hơn, nguồn nhiên liệu này thường được gọi là nhiên liệu sinh khối.

Các nguồn nhiên liệu sinh khối thay thế phổ biến

Hiện nay, thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, nhiên liệu sinh khối ngày càng được sử dụng nhiều và phổ biến. Nhiên liệu sinh khối là dạng vật liệu sinh học từ sự sống hay cụ thể hơn là những sinh vật sống, đa số là từ cây trồng hay các vật liệu có nguồn gốc từ thực vật. Là một nguồn nhiên liệu tái tạo, năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp hoặc chuyển thành các dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Một số nguồn nhiên liệu sinh khối phổ biến hiện nay như:

Viên nén gỗ

 

Cây dự trữ năng lượng mặt trời trong các tế bào cellulose và lignin thông qua quá trình quang hợp. Celluose là một chuỗi polymer của các phân tử dường 6-carbon. Lignin là chất hồ kết dính các chuỗi cellulose với nhau, dưới áp suất và nhiệt độ cao, liên kết giữa các phân tử này sẽ có vai trò kết dính cách phân tử gỗ lại với nhau tạo thành một dạng nguyên liệu khác có mật độ phần tử cao hơn với hiệu suất đốt lớn hơn.
Khi đốt viên nén gỗ, các liên kết với mật độ cao này sẽ được phá vỡ và phóng thích năng lượng dưới dạng nhiệt, đồng thời thải ra khí CO2 và hơi nước. 

Bio gas

 

Chất thải của gia súc như phân trâu bò, heo gà có thể được chuyển thành khí bio gas qua chuyển hóa có thể được sử dụng để đốt, thắp sáng,... và phục vụ các nhu cầu năng lượng trong cuộc sống.

Methanol

Methanol là cồn từ gỗ, methanol không có hiệu suất nhiên liệu cao như xăng nên chỉ được dùng chủ yếu như chất chống đông hoặc được sử dụng trong quy trình sản xuất một số hóa chất khác.

Ethanol

Ethanol là một dạng nhiên liệu sinh khối dạng lỏng, không màu, trong suốt, dễ cháy. Ethanol được dùng như phụ gia cho xăng, với mục đích tăng chỉ số octane và giảm khí thải hiệu ứng nhà kính. Ethanol tan trong nước và phân hủy sinh học được. Ethanol được sản xuất từ sinh khối có thành phần cellulose cao (như bắp ngô) qua quá trình lên men tại lò khô hoặc lò ướt.

Dầu diesel sinh học

Dầu diesel sinh học là sản phẩm của quá trình kết hợp cồn (trong đó có ethanol) với dầu chiết ra từ đậu nành, hạt nho, mỡ động vật, hoặc từ các nguồn sinh khối khác
Trên đây là tất cả thông tin về khái niệm nhiên liệu hóa thạch là gì cũng như ưu nhược điểm của nhiên liệu hóa thạch. Hy vọng thông tin trong bài viết này là hữu ích. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!

Bình luận Facebook

Đối tác - Khách hàng

Công ty TNHH năng lượng AT nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều đối tác trên toàn thị trường