Nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than, dầu và khí đốt tự nhiên cung cấp khoảng 80% năng lượng thế giới. Chúng cung cấp điện, nhiệt và quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm, từ thép cho đến sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, ngay càng có nhiều năng lượng tái tạo xuất hiện, cạnh tranh và mong muốn thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Lý do là bởi nhiên liệu hóa thạch để lại những vấn đề nghiêm trọng tới môi trường và các vấn đề khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những hậu quả của việc sử dụng năng lượng hóa thạch để giúp bạn nhận ra vì sao lại không thể dựa dẫm vào nguồn năng lượng này!
Nhiên liệu hóa thạch là gì?
Nhiên liệu hóa thạch dùng để chỉ nguồn nhiên liệu tự nhiên được hình thành từ thực vật phân hủy và các sinh vật khác, bị chôn vùi bên dưới các lớp trầm tích và đá hàng thiên nhiên kỷ. Những nhiên liệu không thể tái tạo này , bao gồm than, dầu và khí đốt tự nhiên.
Hậu quả của việc sử dụng năng lượng hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để tạo ra năng lượng, nhưng có nhiều hậu quả liên quan đến việc sử dụng chúng:
-
Nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường
-
Nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo và không bền vững
-
Khai thác nhiên liệu hóa thạch là một quá trình nguy hiểm
Nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường
Nếu bạn đã từng đi qua khu công nghiệp với cột khói cao đến tận trời, bạn đã tận mắt chứng kiến ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch! Nhiên liệu hóa thạch cần được đốt cháy để giải phóng năng lượng tích trữ trong đó, đồng thời tạo ra cacbon dioxide và các chất ô nhiễm khác được bơm vào không khí. Các chất độc hại dẫn đến những tác động bất lợi cho bầu khí quyển, tạo nên hiệu ứng nhà kính và hiệu ứng nóng lên toàn cầu.
Cụ thể:
-
Sulfur dioxide và kim loại nặng dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như mưa axit và tổn thương đường hô hấp ở người. Các chất ô nhiễm từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch có liên quan đến các bệnh ung thư và hen suyễn...
-
Nhiên liệu hóa thạch góp phần vào thay đổi khí hậu và sự đóng góp đó trên trực tiếp từ các hạt được đưa vào khí quyển khi nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy. Các hợp chất như CO2 và CH4 xâm nhập vào bầu khí quyển, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu kể từ những năm 1900, gây ra các hậu quả như môi trường sống tự nhiên bị phá hủy, mực nước biển dâng...
Nguồn nguyên liệu không thể tái sinh
Ngay cả khi nhiên liệu hóa thạch không gây ô nhiễm và góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, chúng ta sẽ không thể dựa vào chúng mãi mãi. Điều này là do nhiên liệu hóa thạch không thể tái sinh. Hay nói đúng hơn là chúng không thể tự tái tạo đủ nhanh để phục vụ nhu cầu của con người. Nhiên liệu hóa thạch mất hàng triệu năm để hình thành sâu trong lòng đất, và chúng ta thì không thể chờ đợi nguyên liệu mới hình thành.
Với tốc độ khai thác và sử dụng hiện tại, nguồn nguyên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt nếu không chuyển sang các nguồn năng lượng khác.
Ngay cả khi vẫn còn đủ nguyên liệu hóa thạch để tiếp tục sử dụng trong nhiều năm, việc tiếp cận và khai thác cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn. Chưa kể nó có thể gây ra tác hại cho môi trường. Ví dụ như khi lấy khí tự nhiên, người ta sử dụng phương pháp hydrofracking - bơm một dung dịch hóa học vào trái đất để đẩy khí ra ngoài. Quá trình này để lại các chất ô nhiễm nguy hiểm trên trái đất, sau đó có thể xâm nhập vào nguồn cung cấp nước và gây ra các vấn đề sức khỏe con người.
Quá trình khai thác không an toàn và dễ xảy ra tai nạn
Như đã đề cập trước đó, nhiên liệu hóa thạch cần được đốt cháy để tạo ra năng lượng. Bình thường thì quá trình đó sẽ xảy ra trong môi trường được kiểm soát của nhà máy. Nhưng đôi khi tai nạn xảy ra gây ra những hậu quả thảm khốc. Một số tai nạn khủng khiếp như nổ giàn khoan gây ra cái chết của nhiều người và những vụ tràn dầu lớn nhất lịch sử. Những tai nạn này dễ xảy ra với các hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch do tính chất dễ cháy của chúng.
Trên đây là những chia sẻ của viên nén gỗ năng lượng AT về hậu quả của việc sử dụng năng lượng hóa thạch. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu vì sao cần sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời,
vien nen go... để giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.