Được sử dụng khá nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất viên nén gỗ năng lượng hiện nay, tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng biết nguyên lý hoạt động của máy nén viên gỗ, cơ chế cũng như một số chú ý trong quá trình sử dụng. Việc hiểu được những nguyên lý này sẽ giúp máy nén viên gỗ hoạt động hiệu quả, thu về nhiều lợi nhuận cũng như nâng cao hiệu suất sản xuất, cùng
vien nen go AT tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé:
Nguyên lý hoạt động của máy nén viên gỗ
Trước khi nói về chủ đề này, đầu tiên ta cần cân nhắc tới dây chuyền sản xuất viên nén gỗ cũng như các loại máy móc xuất hiện trong dây chuyền này, cụ thể, một dây chuyền sản xuất viên nén gỗ bao gồm các loại máy sản xuất sau:
-
Máy nghiền: Nghiền nguyên liệu thành dạng mùn cưa trước khi đưa vào máy nén
-
Máy sấy: Giúp loại bỏ độ ẩm của nguyên liệu vừa nghiền, đưa chúng về mức ẩm phù hợp nhất với quá trình sản xuất viên nén gỗ.
-
Máy nén: Máy nén gỗ có vai trò nén nguyên liệu thành các viên gỗ dài, rắn chắc mà không cần dùng đến bất cứ loại keo nào
-
Máy làm mát: Làm mát viên nén gỗ trước khi đưa vào đóng gói để tránh tình trạng hấp hơi gây mốc viên nén
-
Máy đóng gói: Máy đóng gói phụ trách đóng viên nén vào các bao, túi plastic với khối lượng quy định
Các loại máy này hoạt động theo một quy trình như hình dưới đây
Quy trình sản xuất viên nén gỗ
Có nghĩa là nguyên liệu sau khi nghiền sẽ được đưa vào máy sấy thùng quay, sau khi đạt được độ ẩm phù hợp sẽ chuyển đến máy ép viên mùn cưa, theo công nghệ ép viên, các nguyên liệu mùn cưa sẽ được nén thành các viên gỗ rắn chắc sau đó chuyển sang máy làm mát để làm giảm nhiệt độ. Khi viên gỗ đã được đưa về một mức nhiệt độ phù hợp sẽ được vận chuyển tiếp đến máy đóng gói và được đóng thành các bao, túi với khối lượng quy định.
Trong bước này, máy sấy thùng quay, máy làm mát hay đóng gói đều là những loại máy móc thường xuyên được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất. Chỉ có máy ép viên mùn cưa là loại máy đặc trưng chỉ dành riêng cho việc ép viên gỗ.
Theo đó nguyên lý hoạt động của máy nén viên gỗ sẽ được thực hiện như sau:
Nguyên lý hoạt động của máy nén viên gỗ
Với quy trình hoạt động này, bột mùn cưa sau khi sấy xong sẽ được đưa vào thùng nén viên gỗ (ở đây ta đang nói đến máy nén viên gỗ dạng đứng). Thùng nén viên gỗ luốn quay với tốc độ cao và áp suất lớn, các vụn mùn cưa khi được đưa vào sẽ được các bánh răng luôn làm việc với áp lực lớn đè lên và ép xuống khuôn nén. Trong quá trình này, nhờ áp suất và nhiệt độ lớn, ở các vụn gỗ sẽ tự động tiết ra linin (nhiều người còn biết đến chúng với cái tên hắc ín), đây là chất kết dính tự nhiên có trong gỗ, sau khi được đè ép trong khuôn, chúng sẽ tự động dính vào nhau trong khuôn và sau khi ra khỏi khuôn sẽ thành những viên nén gỗ rắn chắc.
Trong quá trình này, trong một trường hợp nào đó, lỗ thông viên nén trong khuôn bị tắc, áp suất nén sẽ tăng cao đến khi có thể đẩy được vật cản, và viên gỗ sẽ bị bắn ra với một vận tốc lớn, nếu tác động đến con người có thể gây bị thương, vì vậy các máy nén nên được đặc ở vị trí góc tường với máy nén đứng và hướng vào góc tường với máy nén ngang để tránh ngộ thương. Ngoài ra khi sử dụng, người dùng không nên đến quá gần vị trí này vì có thể sẽ bị ngộ thương khi viên gỗ bắn ra.
Một số chú ý sử dụng giúp bảo quản máy nén viên gỗ
Bên cạnh nguyên lý hoạt động, để giúp máy nén viên gỗ có tuổi thọ lớn và bền hơn, khi sử dụng ta cần chú ý một số vấn đề sau:
-
Thường xuyên vệ sinh máy nén viên gỗ
-
Bảo trì máy nén viên gỗ định kỳ
-
Thường xuyên kiểm tra các bộ phận của máy nén như role, khuôn về tỷ lệ mài mòn và tiến hành khắc phục, thay thế khi cần thiết
Trên đây là tất cả các thông tin về nguyên lý hoạt động của máy nén viên gỗ cũng như cách tăng tuổi thọ cho thiết bị này. Hy vọng thông tin vien nen go AT cung cấp đến abnj trong bài viết trên đây là hữu ích. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!