Năng lượng tái tạo là một trong những vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Các ngành khoa học nghiên cứu về năng lượng tái tạo cũng như các nguồn năng lượng có thể tái tạo xuất hiện ngày càng nhiều, mở ra một kỷ nguyên năng lượng mới an toàn và hiện đại hơn. Trong bài viết dưới đây,
vien nen go AT sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cơ bản về khái niệm cũng như một số nguồn năng lượng tái tạo phổ biến hiện nay, cùng theo dõi nhé:
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh về cơ bản được hiểu là loại năng lượng có nguồn lực liên tục, có thể tái sử dụng vô hạn lần theo chuẩn mực hiện tại như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng, nhiên liệu sinh học,...
Hiện nay, có khoảng 16% lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu có nguồn gốc từ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có 10% từ các nguồn sinh khối truyền thống, 3,4% từ thủy điện, 3% từ các nguồn năng lượng tái tạo mới nhưng gió, mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học,... Con số này đang phát triển nhanh chóng và ngày một tăng cao hơn. Cụ thể, trên thế giới có 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng cho họ.
Phân biệt năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế năng lượng không tái tạo trong tương lai, vậy 2 nguồn năng lượng này có gì giống và khác nhau?
Giống nhau
-
Đều sử dụng để cung cấp năng lượng phục vụ cho các nhu cầu của con người
-
Đều không tự biến thành năng lượng mà cần có một tác động nào đấy như dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất,...
Khác nhau
Năng lượng tái tạo |
Năng lượng không tái tạo |
-
Có thể tái tạo được
-
Khi chuyển thành năng lượng ít gây hại cho môi trường
-
Yêu cầu các dụng cụ khoa học kỹ thuật hiện đại để thu lấy năng lượng
-
Chi phí sử dụng và đầu tư cơ sở vật chất sử dụng cao
|
-
Không thể tái tạo, sử dụng bao nhiêu hao mòn từng ấy
-
Trong quá trình biến đổi thành năng lượng có thể gây hại cho môi trường.
-
Yêu cầu sử dụng cơ sở vật chất vừa phải.
|
Ưu, nhược điểm của năng lượng tái tạo
Ưu điểm:
-
Có thể tái tạo được
-
Có thể sử dụng được tại nhiều địa hình, khu vực khác nhau
-
Phong phú, đa dạng
-
Nguồn cung bền vững và vô tận
-
Ít gây hại cho môi trường
-
Không gây tiếng ồn khi khai thác
-
Công nghệ sử dụng tiên tiến
Nhược điểm:
-
Chi phí sử dụng cao
-
Không ổn định do điều kiện tự nhiên không ổn định
-
Chi phí lưu trữ năng lượng cao
-
Vẫn gây ô nhiễm môi trường dù rất ít
-
Sử dụng nhiều thành phần đắt tiền và quý hiếm
Mật độ năng lượng thấp nên công suất trung bình thường thấp hơn so với các nguyên liệu hóa thạch hay không tái tạo.
Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Nhờ điều kiện địa lý khá thuận lợi nên việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam là khá tiềm năng. Cụ thể, hiện tại nước ta đã khai thác và nhận diện được nhiều nguồn năng lượng tái tạo như:
-
Thủy điện: Với hệ thống sông ngòi dày đặc, nước ta có tiềm năng về thủy điện khá lớn. Tuy nhiên do lưu lượng sông nhỏ nên ngành năng lượng tái tạo phát triển chủ yếu là dạng thủy điện nhỏ. Đây cũng là dạng năng lượng được đánh giá là khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Trên nước ta hiện nay có hơn 1000 điểm được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100 kW tới 30MW.
-
Năng lượng gió: Là một trong những quốc gia được đánh giá là có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại số liệu về tình trạng khai thác năng lượng gió của Việt Nam vẫn khá thấp.
-
Năng lượng sinh khối: Phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, năng lượng sinh khối là một trong những nguồn năng lượng tái tạo đa dạng với nhiều dạng như: viên nén gỗ, các sản phẩm phụ của ngành lâm nghiệp như mùn cưa, chất thải nông nghiệp như rơm, bã cây,... Trung bình hàng năm tại Việt Nam, nguồn năng lượng này tương đương với khoảng 43-46 triệu TOE.
-
Năng lượng mặt trời: Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam nằm trong khoảng 80 - 230 ví độ Bắc thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với số giờ nắng trung bình khoảng 2000 đến 2500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 150Kcal/cm2.năm, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43.9 tỷ TOE/năm.
Trên đây là một số thông tin về khái niệm năng lượng tái tạo là gì cũng như các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích. Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!