Cách thiết kế lò sưởi đốt củi cho mùa đông ấm áp

Thiết kế lò sưởi đốt củi không chỉ giúp sưởi ấm căn nhà của bạn mà còn mang đến một không gian ấm cúng, sang trọng. Đặc biệt, với thiết kế này, bạn không chỉ có thể đốt củi mà còn có thể đốt các loại nguyên liệu khác như viên nén gỗ, viên nén mùn cưa,... Vô cùng tiện lợi và tiết kiệm. Trong bài viết này, vien nen go AT sẽ chia sẻ đến bạn cách thiết kế lò sưởi đốt củi chi tiết nhất, cùng theo dõi nhé:
 
Thiết kế lò sưởi đốt củi
Thiết kế lò sưởi đốt củi

Cách thiết kế lò sưởi đốt củi cho mùa đông ấm áp

Có khá nhiều cách để thiết kế lò sưởi đốt củi và viên nén gỗ trong nhà tùy theo sở thích của gia chủ cũng như diện tích phòng, điều kiện gia đình,... Ở phần này, vien nen go AT sẽ giới thiệu bạn cách thiết kế lò sưởi đốt củi đơn giản và phổ biến nhất - lò sưởi đốt củi làm bằng gạch gốm.
Với thiết kế lò sưởi đốt củi bằng gạch gốm, ta sử dụng 2 nguyên liệu cơ bản và thông dụng là gạch gốm rắn và gốm chịu nhiệt.
Trong đó:
  • Gạch gốm rắn được dùng để xây tưởng bọc lò
  • Gốm chịu nhiệt dùng để làm lò, gốm chịu nhiệt là một loại gốm với tỷ lệ silica và alumia cao, loại gốm này có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị vỡ. Nhiệt độ tối đa mà loại gốm này có thể chịu được lên đến 1400 - 1600 độ C.
 
Gạch gốm chịu nhiệt
Gạch gốm chịu nhiệt

 
Ngoài ra, lò sưởi thường được thiết kế ở phần góc của căn phòng, một phần vì sự sắp xếp này tận dụng được nhiều không gian trống một phần vì nó có thể sưởi ấm 2 - 3 phòng liền kề.
Để thiết kế lò sưởi đốt củi và viên nén, ta cần quan tâm một số vấn đề cụ thẻ như sau:
  • Kích thước của căn phòng bạn dự định xây lò sưởi: Tùy theo kích thước của căn phòng mà lò sưởi của bạn có thể có kích thước khác nhau. Cụ thể, với khu vực phòng có diện tích nhỏ khoảng 15m2, theo tỷ lệ 1/50 thì diện tích của miệng lò sưởi nên nằm trong khoảng 0,3 m2.
  • Tiếp theo đó, chúng ta cần xác định kích thước của lò, cụ thể tỷ lệ chiều cao/ chiều rộng là 2/3, do đó, kích thước của lò sẽ là 56*40 cm. Chiều sâu của lò được khuyến nghị bằng khoảng 0,3 - 0,5 chiều cao nên sẽ là 25 - 29 cm.
  • Đối với ống khói, kích thước sẽ phụ thuộc vào khu vực lò sưởi, vào khoảng 1/10 - 1/15, trong đó, diện tích miệng ống gạch sẽ là 14 * 14 cm và đường kính ống bên trong là 10 - 13 cm.
Trên đây là một số kích thước được tính toán dựa theo các nguyên tắc xây dựng lò sưởi. tuy nhiên chỉ dựa vào kích thướng tính toán là không đủ. Để xây dựng hoàn chỉnh một lò sưởi đốt củi, ta cần hoàn chỉnh bản vã thiết kế lò sưởi đốt củi. Dưới đây là một bản vẽ về lò sưởi đốt củi với vị trí đặt ở góc nhà mà bạn có thể tham khảo:
 
Bản vẽ mặt nhìn thẳng của lò sưởi
Bản vẽ mặt nhìn thẳng của lò sưởi


Bản vẽ mặt cắt của lò sưởi
Bản vẽ mặt cắt của lò sưởi


Kích thước hộp đèn
Kích thước hộp đèn

Sau khi đã có bản vẽ thiết kế lò sưởi đốt củi sơ bộ và chi tiết, bước tiếp theo cần làm là chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ để tiến hành xây lò sưởi đốt củi:
  • Chuẩn bị gạch gốm và gốm chịu nhiệt, xi măng portland loại 400
  • Loại bỏ bụi và các mảnh vỡ trong cát vữa
  • Đổ đá nghiền cho móng, đảm bảo phần đá dày từ 5-7 cm
  • Vỉ lò nên chọn loại vỉ cứng và có khả năng chịu nhiệt và chịu khối lượng cao
  • Cốt thép dùng trò lò sưởi nên có đường kính từ 8-10 mm, dài 70 cm và chuẩn bị từ 10-12 chiếc
  • Chuẩn bị vật liệu chống thấm
  • Đất sét, tốt hơn là sử dụng đất sét xanh, khô
Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, ta sẽ bắt đầu bắt tay vào xây lò sưởi dựa trên bản thiết kế lò sưởi đốt củi có sẵn.
  • Bước 1: Khoanh vùng phạm vi xác định sẽ xây lò sưởi (Nên xây bệ rộng hơn diện tích lò sưởi để làm thêm phần mặt sàn phía trước)
  • Bước 2: Làm móng lò sưởi bằng cách đổ đá nghiền dày từ 5 - 7 cm sau đó đổ vữa và đóng đến chặt.
  • Bước 3: Chờ đến khi móng đông và khô sẽ tiếp tục xây phần tiếp theo của lò, sử dụng gốm chịu nhiệt để ốp phía trong của lò, từ bề mặt móng đến các vách tường.
  • Bước 4: Hoàn thiện lò sưởi theo bản thiết kế lò sưởi đốt củi

Một số chú ý trong thiết kế và sử dụng lò sưởi

Trên đây là bản thiết kế cũng như các bước để xây lò sưởi đốt củi trong phòng. Bên cạnh đó, trong quá trình thiết kế, xây dựng cũng như sử dụng, ta cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

Thiết kế:

Nên xây mặt sàn lò bằng vật liệu không cháy
Nên xây mặt sàn lò bằng vật liệu không cháy
  • Ở bản thiết kế nên chú ý thêm phần mặt sàn trước lò sưởi với diện tích vừa phải, mặt sàn nên để cao hơn nền và làm bằng vật liệu không cháy như đá hoặc gạch

Xây dựng:

  • Nên lựa chọn vị trí đặt lò hợp lý để nhiệt có thể tỏa đều đồng thời việc đưa củi hay viên nén gỗ vào lò là dễ dàng
  • Phần cửa lò sưởi được xây thu dần từ ngoài vào trong theo hình chóp cụt
  • Sau khi đặt xong Vỉ lò thì xây tường lửng luôn, xây đến đâu đổ cát mịn đến đó (không có cát sẽ khiến lò nhanh hỏng hơn đồng thời dễ làm nóng bệ lò)
  • Gạch chịu nhiệt nên lát vào lúc lò đạt đến cường độ cần thiết
  • Ống khói cần xây đảm bảo đúng tiết diện với bản thiết kế
  • Thân ống khói phải thẳng đứng
  • Bên trong ống khói phải phẳng, nhẵn, không xù xì, để làm được điều này bạn nên quét hai ba lượt nước xi măng
  • Các góc của ống khói nên có độ lượn nhất định
  • Dưới chân ống khói cần xây thấp xuống một đoạn từ 25 - 30 cm để tạo thành chỗ chứa tro muội, bồ hóng khi sử dụng
  • Mũ của ống khói cần đặt chính xác để ngăn nước mưa và vật lạ rơi vào ống khói

Sử dụng:

  • Tránh sử dụng củi còn ẩm hoặc dính tạp chất để đốt vì sẽ sinh ra nhiều gói và gây mùi khó chịu khi đốt
  • Thường xuyên vệ sinh lò sưởi để tăng tuổi thọ sử dụng
  • Khi sử dụng lò sưởi nên mở hé cửa hoặc bật quạt thông gió
  • Không lạm dụng lò sưởi quá mức
  • Không được để các đồ dùng dễ cháy gần các thiết bị sưởi dùng điện
Trên đây là một số thông tin về cách thiết kế lò sưởi đốt củi cũng như một số chú ý khi xây dựng và sử dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tự thao tác thiết kế và xây lò sưởi đốt củi cho chính gia đình mình. Chúc bạn thành công!

Bình luận Facebook

Đối tác - Khách hàng

Công ty TNHH năng lượng AT nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều đối tác trên toàn thị trường