Cách làm viên nén mùn cưa với 5 bước cơ bản

Tại nước ta, sản xuất viên nén mùn cưa là một nghề khá phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, trong đó chất lượng của viên nén mùn cưa được quyết định phần lớn là do cách làm viên nén mùn cưa. Hiện nay, do sản lượng viên nén mùn cưa chủ yếu được xuất khẩu nên cách làm viên nén mùn cưa cũng tuân thủ theo các quy chuẩn quốc tế. Dưới đây là các bước làm vien nen go mùn cưa mà bạn có thể tham khảo:

Cách làm viên nén gỗ mùn cưa
Cách làm viên nén gỗ mùn cưa
 

Cách làm viên nén mùn cưa cơ bản

Để làm được những sản phẩm viên nén mùn cưa hay viên nén gỗ chất lượng, bên cạnh việc tuân thủ quy trình đầy đủ các bước, nhà sản xuất còn phải đảm bảo nguyên liệu đạt đúng định mức và chất lượng.
Cụ thể, viên nén gỗ được sản xuất qua 5 bước cơ bản từ nghiền nguyên liệu đến tạo độ ẩm, tạo hình, làm mát và đóng gói thành phẩm với chi tiết các bước như sau:

Nghiền nguyên liệu

Nguyên liệu sản xuất viên nén gỗ khá đa dạng từ vụn mùn cưa khi xẻ gỗ, miếng gỗ vụn, tre nứa, dăm bào đến vỏ đậu phộng, thân cây ngô,... Tất cả những nguyên liệu này đều có thể sử dụng để làm viên nén mùn cưa.
Tuy nhiên, do đặc trưng của các dòng máy nén viên gỗ nên để sản phẩm viên gỗ nén đạt chất lượng tốt nhất, kích thước của nguyên liệu đầu vào không được lớn hơn 5mm. Do vậy, những nguyên liệu đầu vào có kích thước lớn như miếng gỗ, thân cây, vỏ đậu phộng,... sẽ được đưa qua máy nghiền để nghiền thành những mảnh mùn cưa có kích thước nhỏ, đều và phù hợp.

Nghiền nguyên liệu thành mùn cưa
Nghiền nguyên liệu thành mùn cưa

Nguyên liệu đầu vào đồng đều và đạt yêu cầu cũng giúp thành phẩm viên nén gỗ đẹp và có tỷ trọng cao hơn, dễ nén hơn.
Không chỉ vậy, trong quá trình nghiền ép gỗ thành mùn cưa, các tạp chất sắt trong thân cây cũng sẽ được hút hết trước khi đưa vào máy nén, hạn chế tình trạng những tạp chất này xâm nhập máy nén làm hao mòn khuôn nén, hư hao roller, hư hao đạn bạc,...giảm tuổi thọ của máy móc.

Cân bằng độ ẩm thích hợp cho mùn cưa

Mùn cưa sau khi đi qua máy nghiền nguyên liệu còn phải qua một bước nữa trước khi đến với máy nén tạo hình viên nén mùn cưa đó là máy cân bằng độ ẩm. Thông thường, các nguyên liệu đầu vào dùng để sản xuất viên nén mùn cưa khá đa dạng, có thể là thân cây gỗ đã phơi khô, cũng có thể là những cảnh cây còn tươi mới được cắt,... tất cả những nguyên liệu này khiến độ ẩm của mùn cưa sau nghiền thường khá cao (từ 18 - 35%).
Với độ ẩm này, việc nén viên gỗ sẽ trở nên khó khăn hơn, viên gỗ cũng dễ bị mốc trong quá trình vận chuyển, giảm chất lượng viên nén gỗ. Vì vậy, công đoạn tiếp theo chính là tạo độ ẩm thích hợp cho mùn cưa bằng cách đưa mùn cưa sau khi nghiền lên băng tải và đi vào hệ thống sấy.
Hệ thống sấy hiện đại được trang bị đồng hồ đo độ ẩm, đảm bảo độ ẩm đạt đúng định mức từ 10-14%, mùn cưa theo băng tải sẽ được đưa vào hệ thống nén để tạo hình sản phẩm.

Nén và tạo hình viên nén gỗ


Nén viên nén gỗ
Nén viên nén gỗ

Nén và tạo hình viên gỗ, đây cũng là công đoạn quan trọng nhất trong cách làm viên nén mùn cưa. Ở bước này, sau khi nguyên liệu đạt độ ẩm tích hợp sẽ được đưa vào miệng nạp của máy viên thông qua băng tải, vít tải. Cần kiểm tra kỹ lưỡng tốc độ cũng như quá trình tải mùn cưa, mùn cưa không thể tải quá nhiều một lúc bởi máy nén sẽ hoạt động quá công suất vè viên nén không đảm bảo chất lượng. Băng tải cần đưa vào một lượng vừa đủ phù hợp với hiệu suất hoạt động của máy nén để thu được những sản phẩm viên nén gỗ đều, đẹp nhất.
Mùn cưa sau khi được đưa vào máy nén, với áp suất và tốc độ cao sẽ được nén lại thành những viên có kích thước đồng đều, cứng mà không cần dùng đến bất kỳ một loại phụ gia hay chất kết dính nào.

Làm mát viên nén mùn cưa

Khi đi qua áp suất cao và tốc độ cao để nén ép thành viên, viên nén gỗ sẽ có nhiệt độ khá lớn. Nếu trong trường hợp này mà mang đi đóng gói luôn sẽ dễ dẫn đến tình trạng bao đóng bị chảy, cũng khiến viên nén gỗ bị hấp hơi từ đó dẫn đến tình trạng ẩm mốc làm giảm chất lượng viên nén.
Chính vì vậy, viên gỗ qua bước nén và tạo hình sẽ theo băng tải di chuyển vào hệ thống làm mát. Hệ thống làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ của viên nén từ từ, giúp viên nén giảm được nhiệt mà không bị nứt, vỡ.
Quá trình làm mát đúng quy cách cũng giúp viên nén gỗ cứng hơn, không bị hút ẩm ngược và sẽ tỏa ra nhiệt lượng cao hơn khi đưa vào sử dụng.

Đóng gói thành phẩm

Đây là bước cuối cùng trong cách làm viên nén mùn cưa cơ bản. Ở bước này công đoạn khá đơn giản, cụ thể, viên nén gỗ sau quá trình được làm mát sẽ theo băng tải tời lên miệng phễu đóng gói sau đó rơi xuống phễu và đóng bao tùy theo cài đặt. Thông thường hiện nay quy cách đóng bao viên nén gỗ sẽ dao động từ  15 - 25 kg tùy theo yêu cầu.

Tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén gỗ

Viên nén gỗ sau khi đi qua dây chuyền sản xuất và thành thành phẩm viên nén, để được chấp nhận xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới thì cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn kỹ thuật như bảng sau đây:

Tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén mùn cưa1
Tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén mùn cưa2
Tiêu chuẩn kỹ thuật viên nén mùn cưa (Kích vào ảnh để xem chi tiết)
 
Trên đây là cách làm viên nén mùn cưa với 5 bước cơ bản cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật mà viennnengonangluongat muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn quy trình cũng như cách để sản xuất viên nén mùn cưa, những công đoạn cần chú ý. Chúc bạn thành công!

Bình luận Facebook

Đối tác - Khách hàng

Công ty TNHH năng lượng AT nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều đối tác trên toàn thị trường